Tại sao cáp quang được đặt dưới đáy biển và liên tục bị đứt phải khắc phục nhiều lần?
Tại sao cáp quang biển lại đặt dưới biển và liên tục bị đứt? Đây là chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người dùng, khi sự cố cáp quang dưới biển thường xuyên bị đứt và gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Không chỉ đứt 1 tuyến, có đôi khi đến 2, 3 tuyến cáp quang gặp sự cố cùng lúc. Để khám phá về sự thật đằng sau những tuyến cáp quang biển thì hãy cùng MyViettel.com.vn xem ngay bài viết sau đây nhé.
» Xem ngay: Mạng cáp quang Viettel Wifi có tốt không?
Sơ lược cấu tạo của cáp quang biển
Để giải đáp cho vấn đề “Vì sao cáp quang dưới biển bị đứt liên tục?”, trước tiên bạn cần hiểu rõ cấu tạo của cáp quang biển bao gồm những bộ phận nào.
Mỗi sợi cáp quang biển có đường kính khoảng 69mm, nặng tầm 10kg/m và được kết hợp với nhau thành từng bó nhiều sợi cáp quang rỏ đi kèm đó là rất nhiều lớp vỏ với khả năng bảo vệ và làm mềm nhằm đảm bảo sự an toàn cho những sợi cáp nhỏ trong môi trường biển.
Khi phẫu thuật một sợi cáp quang biển bạn sẽ nhìn thấy các bộ phận như:
- Ống độn.
- Ống lỏng.
- Sợi quang.
- Chất độn chống thấm.
- Băng chống thấm.
- Lớp nhựa bọc trong.
- Sợi chống thấm.
- Thành phần gia cường trung tâm.
- Lớp sợi Kevlar.
» Thông tin thêm: Băng thông quốc tế là gì?
Tại sao cáp quang biển bị đứt liên tục?
Thực tế, cáp ngầm biển chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần trên nền cát dưới biển mà thôi. Chính vì thế, khi nước nông hoặc các hoạt động hàng hải thường xuyên, kéo theo mỏ neo của tàu hoặc các loại lưới rà đáy biển móc trúng tuyến cáp quang sẽ dẫn đến tình trạng cáp quang bị đứt.
Ngoài ra, một số tuyến cáp quang ngầm gần bờ mặc dù được gia công thêm thép bện và một số lớp tăng cường khác nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu vài chục nghìn tấn móc trúng vẫn sẽ bị đứt và ảnh hưởng đến việc truy cập Internet.
Theo nghiên cứu, 70% các vụ đứt cáp trên biển là do mỏ neo tàu bè hoặc các hoạt động đánh bắt cá của con người gây ra. Mực nước biển Đông tại Việt Nam nói chung, hay tại khu vực Vũng Tàu nơi có tuyến cáp biển AAG đi bộ lên đất liền tương đối nông, thêm vào đó khu vực này tàu bè hoạt động tương đối nhiều. Chính vì thế sự cố đứt cáp biển thường xảy ra tại khu vực này.
Còn 30% các vụ đứt cáp còn lại là do nguyên nhân:
- Thiên tai, động đất, núi lửa ngầm, trượt bùn hoặc giông bão.
- Ngoài ra, có những sự cố đứt cáp biển là sự phá hoại có chủ đích của con người.
Vì sao không đặt cáp quang trên bờ mà lại đặt dưới biển?
Thực tế, theo một số nghiên cứu việc đặt cáp quang trên cạn cũng có nguy cơ bị đứt, hỏng hóc chẳng kém gì việc đặt cáp quang dưới đáy biển. Bên cạnh đó, để có thể truyền tải được lượng thông tin khổng lồ thì đòi hỏi những sợi cáp quang phải có chiều dài rất lớn và cần điệp áp khá cao. Chính vì thế, nếu lắp cáp quang ở trên cạn sẽ gây mất thẩm mỹ hoặc có thể gây nguy hiểm đến đời sống con người.
Sửa cáp quang dưới đáy biển là một công việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi kỹ thuật phát triển con người cũng đã tìm được một số cách để tăng tốc quá trình sửa chữa khi tuyến cáp quang dưới biển xảy ra sự cố.
Mỗi khi tuyến cáp quang biển bị đứt, các tàu biển chuyên dụng cho việc sửa chữa sẽ bắt đầu nhiệm vụ của mình. Với những đoạn cáp ở vùng nước nông, robot sẽ được dùng để tiếp cận và đưa nó lên. Còn với các đoạn cáp tại vùng nước sâu, tàu sửa chữa sẽ dùng móc sắt chuyên dụng để đưa đoạn cáp lên mặt nước, phục vụ cho công tác khắc phục sự cố dễ dàng hơn.
» Tham khảo ngay: Bảng giá lắp đặt Internet cáp quang Viettel trên toàn quốc
Mong rằng thông qua đôi dòng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức thú vị và tìm được lời giải đáp chính xác cho thắc mắc “Tại sao cáp quang được đặt dưới đáy biển?”. MyViettel.com.vn vẫn không ngừng cập nhật mọi thông tin hữu ích gửi đến bạn, bạn có thể ghé thăm chúng tôi thường xuyên để tìm hiểu tin thú vị hơn nhé.